HƯỚNG DẪN CHỌN KHUNG TẬP ĐI CHO NGƯỜI GIÀ

Khung tập đi cho người già hay những ai đang bị chấn thương ở chân là dụng cụ cần thiết giúp hoạt động di chuyển xung quanh dễ dàng và thuận tiện hơn. Thế nhưng việc chọn và sử dụng khung tập đi cũng có khá nhiều điều cần lưu ý.
Để chọn đúng khung tập đi cho người già hay những người bị chấn thương chân, cần cân nhắc nhiều yếu tố như loại khung hay phụ kiện đi kèm khung. Bên cạnh đó, việc dùng khung đúng cách cũng rất quan trọng để giúp người bệnh di chuyển an toàn và dễ dàng hơn.

                                                  

I. CÁCH CHỌN KHUNG TẬP ĐI:

Nếu chẳng may gãy xương chân hoặc bàn chân, người bệnh có nguy cơ bị té ngã khi đi. Trong trường hợp này, khung tập đi có thể giúp người bệnh đi lại an toàn và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, người lớn tuổi cũng cần dụng cụ hỗ trợ này để có thể sinh hoạt độc lập và thuận tiện hơn hằng ngày thay vì phải nhờ người thân hỗ trợ trong việc đi lại.
Có nhiều loại khung tập đi khác nhau và các tiêu chí lựa chọn như sau:


1. Khung tập đi tiêu chuẩn: Là loại khung tập đi có bốn chân không gắn bánh xe, giúp nâng trọng lượng cơ thể để người bệnh vững vàng hơn khi đứng. Khung tập đi này cần được nhấc nhẹ lên mới có thể di chuyển. 

                                                                 

2. Khung tập đi có hai bánh xe: Khung tập đi này có bánh xe ở hai chân trước giúp cho việc di chuyển dễ dàng hơn. Loại khung này có tác dụng hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng cơ thể, phù hợp với người bệnh không cần được hỗ trợ quá nhiều khi di chuyển.
                              
                                                                                     
3. Khung tập đi có hai bánh xe và ghế ngồi: Thích hợp với những bệnh nhân sức khỏe còn yếu chỉ tập đi được ít bước một. Khung tập đi này có bánh xe ở hai chân trước giúp cho việc di chuyển dễ dàng hơn. Trong quá trình di chuyển, khi người bệnh cảm thấy mệt có thể hạ mặt ghế gắn trên khung xuống để trở thành ghế ngồi rất thuận tiện.

                                                                      

Chú ý:
- Để đảm bảo cho sản phẩm có độ chắc chắn cao, an toàn cho bệnh nhân khi sử dụng, những loại khung này tập đi được làm bằng chất liệu Inox hoặc Nhôm cao cấp. 
- Các loại khung tập đi trên đây đều xếp gọn được để dễ cất giữ và vận chuyển.

- Tay cầm trên khung tập đi được làm bằng nhựa cứng. Nếu người sử dụng bị đổ mồ hôi tay, cần quấn thêm bọc xốp bọt biển hoặc các chất liệu mềm khác vào tay cầm để tránh trơn trượt khi sử dụng.


II. CÁCH SỬ DỤNG KHUNG TẬP ĐI
Khi đã chọn được khung tập đi phù hợp, người sử dụng cần điều chỉnh và sử dụng khung tập đi sao cho an toàn trong quá trình sử dụng.

1. Điều chỉnh khung
Trước khi di chuyển với khung tập đi, người sử dụng cần điều chỉnh khung tập đi sao cho có thể đặt hai cánh tay một cách thoải mái trên khung. Điều này sẽ giúp giảm áp lực trên vai và lưng khi sử dụng khung. Để kiểm tra xem khung tập đi có ở chiều cao thích hợp chưa, hãy thực hiện các bước kiểm tra sau:
1.1. Kiểm tra khuỷu tay: Thả lỏng vai và đặt bàn tay lên tay cầm của khung sao cho khuỷu tay cong ở một góc khoảng 15 độ.
1.2. Kiểm tra chiều cao cổ tay: Đứng vào bên trong khung tập đi và đặt tay hai bên sao cho thoải mái. Phần trên của tay cầm nên thẳng hàng với phần bên trong cổ tay.

                                                                                                                    
2. Sử dụng khung tập đi
2.1. Thao tác đứng lên và di chuyển:

- Chống tay lên tay vịn của ghế hoặc giường để đẩy người sang tư thế đứng.
- Cầm chắc vào tay cầm hai bên khung tập đi.
- Đẩy khung tập đi về phía trước một đoạn ngắn.
- Bước chân bị thương (hoặc yếu hơn) vào giữa khung tập đi trước.
- Nắm chắc tay cầm của khung, dồn trọng lượng vào lòng bàn tay và bước chân còn lại về phía trước.
- Giữ khung đứng yên khi bước vào và không bước quá gần thanh ngang phía trước của khung.

                           
- Lặp lại các bước trên bằng cách di chuyển khung tập đi về phía trước rồi lại bước từng chân vào khung.
- Lưu ý: Khi sử dụng khung tập đi, hãy đứng thẳng để lưng không bị ảnh hưởng.
                                                                           

2.2. Thao tác chuyển hướng 

Di chuyển chậm và bước các bước nhỏ, hoặc có thể xoay người bên trong khung tập đi. 
2.3. Thao tác ngồi vào ghế 
- Lùi lại cho đến khi cảm thấy ghế chạm vào chân.
- Đặt hai tay lên tay vịn của ghế.
- Từ từ ngồi xuống ghế.
 
2.4. Sử dụng khung tập đi trên lề đường
a. Bước lên lề đường
+ Cách 1:

- Đi sát vào lề đường.
- Đặt khung tập đi trên lề đường.
- Dùng tay ấn xuống khung tập đi.
- Bước lên bằng chân mạnh hơn.
- Sau đó bước lên với chân bị thương.
+ Cách 2:
- Lùi lại sát lề đường.
- Dùng tay ấn xuống khung tập đi.
- Bước lên bằng chân mạnh hơn.
- Sau đó bước chân bị thương (hoặc yếu hơn) lên.
- Nhấc xe tập đi vào lề đường.
b. Bước xuống lề đường
- Đi sát mép lề đường.
- Đặt khung tập đi trên mặt đường.
- Bước chân bị thương (hoặc yếu hơn) xuống.
- Dùng tay ấn xuống khung tập đi.
- Sau đó bước chân mạnh xuống.


Lưu ý: 

Cẩn thận khi sử dụng khung tập đi trên các bề mặt dễ trơn trượt, bề mặt trải thảm hoặc bề mặt không bằng phẳng. Ngoài ra, cần để ý các vật cản nằm trên đường di chuyển.
Đảm bảo khung tập đi luôn trong tình trạng tốt, có đủ đệm cao su chống trượt ở phía dưới của mỗi chân.
- Mang giày thấp và có độ bám tốt khi di chuyển.
- Không sử dụng khung tập đi để lên xuống cầu thang


Khung tập đi là trợ thủ đắc lực cho những đối tượng di chuyển không thuận lợi như người già hay những người bị chấn thương ở chân. Khi chọn được loại khung phù hợp và sử dụng khung đúng cách, bạn sẽ có thể độc lập trong sinh hoạt hằng ngày.

Go Top

Cửa Hàng Dụng Cụ Y Tế

Cửa Hàng Dụng Cụ Y Tế

Cửa Hàng Dụng Cụ Y Tế

Cửa Hàng Dụng Cụ Y Tế

Cửa Hàng Dụng Cụ Y Tế
Cửa Hàng Dụng Cụ Y Tế