THEO DÕI HUYẾT ÁP TẠI NHÀ BẰNG MÁY ĐO HUYẾT ÁP

Bệnh cao huyết áp hiện nay đang là một loại bệnh phổ biến nhất. Đối tượng bệnh nhân không còn là những người cao tuổi mà ngay cả những người trẻ tuổi hay phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai cũng có nguy cơ rất cao. Máy đo huyết áp một sản phẩm giúp mọi người biết được chính xác nhất các chỉ số huyết áp hiện tại của mình để theo dõi và điều chỉnh kịp thời.

1. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH CAO HUYẾT ÁP
Người bị cao huyết áp là khi chỉ số huyết áp vượt qua con số 140/90mmHg. Ở người bình thường con số nay chỉ ở mức 110/80mmHg. Nếu để huyết áp vượt quá mức cho phép nó gây ra nhiều biến chứng và tác hại vô cùng nguy hiểm, khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch quá lớn trong quá trình bơm máu cho tim thì có thể gây tình trạng vỡ động mạch,  điều nguy hiểm hơn nữa là nếu quá trình này diễn ra liên tục tim phải làm việc quá sức về lâu dài sẽ gây ra bệnh suy tim, một bệnh rất hay mắc phải ở người già.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp như bệnh thận mãn tính, hẹp động mạch bẩm sinh, sử dụng các loại thuốc tránh thai hay kháng sinh nhiều, do chế độ ăn uống, do di truyền, tuổi tác cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến bệnh.

                                                      
                                                          Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp

Với tất cả những thông tin trên chúng ta đã thấy được mức độ nguy hiểm của loại bệnh này. Để có kế hoạch điều trị bệnh được tốt hơn, rất nhiều người hiện nay thường xuyên đi khám và đo huyết áp theo định kỳ, nhưng không phải ai cũng có thời gian bỏ ra một ngày để đến các cơ sở y tế chỉ để đo huyết áp, vì chờ đợi là không thể tránh khỏi. Do đó để chủ động hơn nhiều người đã mua về nhà một chiếc máy đo huyết áp để đo cho mình cũng như người thân. Tiết kiệm được thời gian mà chi phí cũng không cao


2. MÁY ĐO HUYẾT ÁP, THIẾT BỊ Y TẾ CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CAO
Có hai loại máy đo huyết áp phổ biến: Máy đo cơ học và Máy đo tự động (còn gọi là máy đo điện tử).

+ MÁY ĐO HUYẾT ÁP CƠ 
Chỉ sử dụng trong bệnh viện và những người làm trong ngành y mới sử dụng được. Dưới đây là 1 số đặc điểm của loại máy này.
                                                                                                                
Ưu điểm:
- Cho độ đo chính xác cao.
- Chịu va đập cao hơn so với các dòng máy tự động
- Mức giá rẻ hơn so với máy đo huyết áp tự động.
Nhược điểm:
- Nếu không qua đào tạo và không có kinh nghiệm thì sẽ không sử dụng được.
- Người sử dụng không thể tự đo cho chính bản thân được, vì độ chính xác khi đo sẽ sai lệch khá nhiều.


+ MÁY ĐO HUYẾT ÁP TỰ ĐỘNG 
Gồm hai loại, một loại đo tại bắp tay và một loại đo tại cổ tay. Cả 2 loại đều dễ sử dụng và thuận tiện trong việc đo huyết áp, độ chính xác cũng tương đương với loại máy cơ. 
Nhỏ gọn chính là ưu điểm nổi bật nhất của dòng máy này, có thể dễ dàng mang theo bên người và sử dụng khi cần thiết.

                                                                               

                                                                                        
Máy đo huyết áp tại cổ tay
                           

                                                       
                                                                                       Máy đo huyết áp tại bắp tay

3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐO HUYẾT ÁP TỰ ĐỘNG

3.1. NHỨNG LƯU Ý KHI ĐO HUYẾT ÁP TẠI NHÀ 
- Tránh ăn, uống, sử dụng chất kích thích, tắm, tập thể dục, hoạt động mạnh trước khi đo 30 phút.
- Nghỉ ngơi, thư thả đầu óc, tránh căng thẳng trước khi đo khoảng 15 phút.
- Nơi ngồi đo huyết áp phải khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ phù hợp, không quá nóng cũng không được quá lạnh. Tránh nơi có tiếng ồn ào làm ảnh hưởng đến tâm trạng người đo.
- Hít thở sâu và đều đặn 5-6 lần trước khi ngồi vào bàn đo.
- Ngồi thẳng lưng, tựa nhẹ vào ghế, cánh tay để trên bàn sao cho vòng bít ngang tim, tránh cử động người và thở đều đặn.
 

- Không nên đo huyết áp liên tục trong 1 thời gian ngắn. Thời gian để mạch máu trở lại trạng thái bình thường từ 2-3 phút trước khi tiếp tục đo.
- Nên đo huyết áp vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ cho kết quả chính xác hơn và chúng ta cũng có thể dễ dàng kiểm soát huyết áp hơn.


3.2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐO HUYẾT ÁP CỔ TAY:




Đeo vòng bít vào cổ tay (Nên đo tay bên trái, vì tay trái có khoảng cách gần tim hơn, kết quả đo chính xác hơn so với tay phải).

 




Siết vòng bít và dán lại, để khoảng cách từ mép vòng bít đến cổ tay là 1-1,5cm.

 



- Nhấn nút START trên máy để bắt đầu đo. (Máy chỉ bắt đầu quá trình đo khi người sử dụng thực hiện đúng các thao tác trên đây. Trong quá trình đo trên màn hình LCD của máy sẽ hiển thị các biểu tượng quấn vòng bít chính xác, tư thế ngồi đúng.)
- Máy tự động bơm hơi, xả hơi, kết thúc quá trình đo các chỉ số mạch huyết áp, nhịp tim sẽ hiện lên trên màn hình LCD.
- Nhấn phím START/STOP để tắt máy
- Tháo vòng bit ra khỏi cổ tay


3.2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐO HUYẾT ÁP CỔ TAY:



Quấn vòng bít vào bắp tay trái cách khuỷu tay khoảng 2 - 3cm và bên trên động mạch chủ (Chú ý khi quấn vòng bit vào bắp tay không bị vướng vào tay áo làm ảnh hưởng đến lưu thông máu trên cánh tay).

 



Vòng bít cần được quấn sát bắp tay nhưng không quá chặt. Chỉnh cho dây nối vòng bít nằm chính giữa mặt trong bắp tay, cố định vòng bít bằng miếng dính cuối vòng.

 



Cắm đầu kia của dây nối vòng bít vào ổ cắm bên cạnh máy.

 

 

- Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị, nhấn nút START trên máy để bắt đầu đo. (Máy chỉ bắt đầu quá trình đo khi người sử dụng thực hiện đúng các thao tác trên đây. Trong quá trình đo trên màn hình LCD của máy sẽ hiển thị các biểu tượng quấn vòng bít chính xác, tư thế ngồi đúng...)
- Máy tự động bơm hơi siết chặt vòng bít, xả hơi, kết thúc quá trình đo các thông số huyết áp, nhịp tim sẽ hiển thị trên màn hình cùng với những biểu tượng liên quan cảnh báo khác...
- Nhấn phím START/STOP để tắt máy.
- Tháo vòng bit ra khỏi bắp tay.


3.3. CHĂM SÓC VÀ BẢO QUẢN MÁY:

- Máy đo huyết áp tự động là thiết bị sử dụng các linh kiện điện tử với độ chính xác cao. Độ chính xác đo và tuổi thọ của máy sẽ phụ thuộc vào việc giữ gìn bảo quản máy: Giữ máy không bị va đập mạnh, không làm rơi máy; Giữ máy không bị ẩm, bị bẩn bụi, không được bảo quản máy trong môi trường dao động lớn về nhiệt độ và tránh để máy dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp.
- Không bật máy khi chưa quấn vòng bít vào cổ tay, bắp tay.
- Sau khi đo xong, rút phích cắm ống dẫn khí ra khỏi giắc cắm, gấp nhẹ ống dẫn khí vào phía trong vòng bit.
- Không được tự ý mở tháo máy để chỉnh sửa.
- Chỉ được lau chùi máy đo huyết áp cẩn thận bằng khăn ẩm.
- Không được dùng các loại xà phòng hoặc dung môi để lau.
- Không được giặt hoặc ngâm vòng bit vào nước.
- Trong bất kỳ mọi trường hợp, không được làm ướt máy, không được cất máy nếu máy bị ướt.
- Không được đặt các vật nặng lên trên máy.
- Trước khi sử dụng máy, nên kiểm tra kĩ nguồn Pin của máy, nếu Pin có dấu hiệu chảy nước thì nên loại bỏ ngay.
- Máy đo huyết áp cổ tay sử dụng 02 viên Pin Alkaline “AAA” 1,5V - Máy đo huyết áp bắp tay sử dụng 04 viên Pin Alkaline “AA” 1,5V.
- Khi thay pin thì phải thay toàn bộ, không được sử dụng pin khác và phải lắp đúng các đầu điện cực.
- Nếu không sử dụng máy trong thời gian dài từ 01 tháng trở lên phải tháo pin ra khỏi máy.


Phòng bệnh hơn chữa bệnh! Hãy trang bị Máy đo huyết áp tự động để theo dõi sức khỏe hằng ngày cho bản thân cũng như người thân trong gia đình. Hãy liên hệ với chúng tôi "CÔNG TY TNHH Y TÂN" để mua được sản phẩm máy đo huyết áp chính hãng.
Tham khảo các loại máy đo huyết áp phổ biến nhất TẠI ĐÂY.

Go Top

Cửa Hàng Dụng Cụ Y Tế

Cửa Hàng Dụng Cụ Y Tế

Cửa Hàng Dụng Cụ Y Tế

Cửa Hàng Dụng Cụ Y Tế

Cửa Hàng Dụng Cụ Y Tế
Cửa Hàng Dụng Cụ Y Tế